Cũng theo thành phố, việc tổ chức học bán trú của học sinh trong giai đoạn hiện nay phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành GD-ĐT, trong đó cần lưu ý bảo đảm theo nguyên tắc: hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân; tăng cường vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.
Về quy trình kiểm soát dịch trong trường học, thành phố quy định, khi phát hiện học sinh có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm Covid-19 tại cơ sở giáo dục, có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp; cơ sở giáo dục khẩn trương triển khai các bước:
Đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh bằng cách: Yêu cầu học sinh mang ngay khẩu trang y tế và dừng các hoạt động có tiếp xúc với người khác. Giáo viên, người chăm sóc thông báo ngay đến Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của cơ sở giáo dục. Nhân viên phụ trách y tế trường học đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của học sinh:
Nếu học sinh có 1 trong các triệu chứng nặng (sốt cao, tím tái môi, đầu chi; khó thở, thở nhanh; thở rên; SpO, < 97%; li bì, lờ đờ; co giật ...): Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của cơ sở giáo dục thông báo ngay Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi (nếu có) trên địa bàn để được hỗ trợ; thông báo cho phụ huynh/người giám hộ của trẻ.
![]() |
Học sinh TP.HCM học trực tiếp (Ảnh: Thanh Tùng) |
Nếu học sinh có triệu chứng nhẹ (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi...): Chuyển học sinh đến phòng cách ly tạm thời và thực hiện ngay xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (không di chuyển bằng thang máy hoặc nếu sử dụng thang máy phải khử khuẩn theo quy định):
Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: nếu học sinh sốt hoặc có triệu chứng bất thường cần báo cho phụ huynh/người giám hộ đưa trẻ đi khám bệnh ngay; nếu trẻ không sốt, theo dõi sức khỏe và tiếp tục học tập trực tiếp tại trường.
Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính (F0): nhân viên phụ trách y tế trường học thông báo cho Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục biết và thực hiện theo Mục 3 của hướng dẫn này.
Cách xử lý F0 tại trường học như sau:
Theo quy định của UBND TP.HCM, khi phát hiện F0 tại trường thì các trường thực hiện 4 bước sau:
Bước 1:Thông báo ngay cho Trạm y tế cấp xã Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Cocid-19 của cơ sở giáo dục thông báo ngay cho Trạm y tế phường, xã, thị trấn (cấp xã) hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 (gọi tắt là cơ sở y tế) để xử lý.
Bước 2: Xử lý trường hợp F0, trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đánh giá tình trạng sức khỏe và điều kiện cách ly tại nhà của F0, nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, tư vấn, hướng dẫn phụ huynh/người giám hộ đưa học sinh về nhà để được Trạm y tế địa phương tiếp cận xử lý theo quy định. Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà, chuyển F0 cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Bước 3: Xác định, xử lý người tiếp xúc gần (F1)
Nhân viên phụ trách y tế trường học hoặc giáo viên của cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách và cung cấp thông tin dịch tễ cho Trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế để xác định các trường hợp F1.
Trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế phối hợp cơ sở giáo dục tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu gộp (mẫu gộp không quá 3 người) cho toàn bộ F1, học sinh và giáo viên của lớp có F0, nếu mẫu gộp dương tính thì tiến hành giải gộp ngay bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính: xử lý như trường hợp F0. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính thì thực hiện như sau:
Đối với trường hợp là F1 đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1: cách ly y tế 5 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 5 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 5 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.
Đối với trường hợp là F1 chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19: cách ly y tế 7 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 3 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.
Đối với trường hợp không phải F1, được tiếp tục học tập trực tiếp, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày.
Đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: toàn bộ học sinh trong cùng lớp cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo.
UBND TP giao cơ sở giáo dục lập danh sách các trường hợp F0, F1 theo quy định của ngành y tế và chuyển cho Trạm y tế cấp xã, Trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở giáo dục trú đóng để chuyển danh sách về địa phương theo dõi sức khỏe F0, F1, đặc biệt lưu ý người mắc bệnh nền.
Cơ sở giáo dục phải lập danh sách học sinh mắc bệnh nền (học cùng lớp) để theo dõi sát sức khỏe học sinh trong vòng 10 ngày.
Bước 4:Vệ sinh, khử khuẩn lớp học, đối với lớp có học sinh là F0 sau khi xét nghiệm, di chuyển học sinh có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
Đối với F0 là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động khi có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 cũng được xử lý theo quy trình như trên. Trường hợp phát hiện học sinh là F0 tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, thông báo ngay cho nhà trường kèm theo kết quả xét nghiệm hoặc xác nhận của Trạm y tế cấp xã nơi cư trú.
Cũng theo quy định này, nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.
Nếu trong cùng một ngày, cơ sở giáo dục phát hiện từ 2 lớp có F0 trở lên thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của trường.
Minh Anh
Đại diện ngành y tế TP.HCM, cho hay sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét ngưng việc học trực tiếp nếu mỗi ngày có hơn 100 trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nặng.
" alt=""/>Dừng học trực tiếp nếu lớp có 2 F0 trở lên?Trao đổi với VietNamNet chiều 11/6, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết Sở bắt đầu chấm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019 từ ngày 10 đến ngày 21/6.
Theo kế hoạch, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 23/6.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cụ thể, toàn thành phố thành lập một ban chấm thi, một ban phách và các ban chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn.
Cán bộ chấm thi bao gồm 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Tại mỗi ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn có các Thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra chấm thi.
Căn cứ chỉ tiêu được giao và điểm xét tuyển của học sinh đăng ký dự tuyển, các trường THPT công lập sẽ đề xuất điểm chuẩn và Sở GD-ĐT duyệt cho từng trường.
Điểm xét tuyển do Sở GD-ĐT công bố là căn cứ duy nhất để xác định điểm chuẩn, các trường không được đưa ra bất cứ một loại điểm và điều kiện nào khác để xét tuyển.
Trong trường hợp hạ điểm chuẩn, các trường THPT phải niêm yết công khai số lượng học sinh đã tuyển, số còn thiếu so với chỉ tiêu, điểm chuẩn mới và thời hạn nhận hồ sơ.
Tuy nhiên, khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận học sinh có NV1 không nhận học sinh đăng ký NV2. Tùy theo tình hình tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên ở một số khu vực tuyển sinh, nếu gặp khó khăn, Sở sẽ xem xét, quyết định cho phép trường được tuyển nguyện vọng 3. Những học sinh trúng tuyển NV3 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 2 điểm. Căn cứ vào số lượng nộp đơn đăng ký xét tuyển NV3 và chỉ tiêu, nhà trường sẽ lấy học sinh có điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những học sinh đã trúng tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển NV1, NV2 không được xét tuyển NV3.
Thời gian nhập học, thủ tục nhận hồ sơ sẽ được công bố công khai tại từng trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX; 2. HS đủ điểm chuẩn, đủ điều kiện tuyển sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ nhập học tại trường theo đúng thời gian quy định. Hồ sơ nhập học ngoài các loại giấy tờ như hồ sơ dự tuyển quy định, phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ HKTT hoặc giấy xác nhận nơi cư trú thực tế của HS. Nếu quá thời hạn quy định, nhà trường không được ghi tên HS vào danh sách trúng tuyển.
Đối với các trường THPT công lập, những HS hoặc bố, mẹ HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã, phải nộp HKTT ngay sau khi có kết quả, nếu không HS sẽ bị loại khỏi Danh sách trúng tuyển.
Các trường không được thu bất cứ khoản đóng góp nào của HS hoặc cha mẹ HS kể cả bán hồ sơ cho HS. Đối với các trường ngoài công lập phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.
Cùng đó, các trường THPT không được tổ chức kiểm tra để phân ban, chia lớp.
Sau khi có điểm thi, đối với trường THPT công lập, học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 1/7 đến ngày 3/7/2018. Sau ngày 3/7, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu giao, được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ ngày 5/7 đến 6/7.
Đối với trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập, học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường từ ngày 1/6 đến ngày 25/6. Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 1/7 đến ngày 15/7.
Thanh Hùng
VietNamNet xin giới thiệu hướng dẫn tham khảo đáp án đề thi môn Toán tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019.
" alt=""/>Hà Nội công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 23/6Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Longlà doanh nghiệp FDI quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Weitai Hạ Long.
Báo cáo mới nhất về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết tính đến ngày 30/11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn FDI thực hiện cùng giai đoạn ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 7%.
Lũy kế đến cuối tháng 11, cả nước có 41.720 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 497 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 319 tỷ USD.
Xét theo địa bàn, trong 11 tháng qua, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.
Đến hết tháng 11, toàn tỉnh Bắc Ninh đã cấp mới 359 dự án, tăng 3% lần so với cùng kỳ năm trước, tổng vốn cấp mới đạt 1,8 tỷ USD, tăng 71%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng điều chỉnh vốn của 174 dự án, với số vốn tăng thêm gần 3 tỷ USD. Số góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp ghi nhận 33 lượt với trị giá 52,8 triệu USD.
Lũy kế từ trước đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 2.418 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ USD.
Cũng trong kỳ báo cáo lần này, với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Quảng Ninh đạt hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đăng ký cả nước, Quảng Ninh đã vượt một loạt đầu tàu kinh tế trở thành địa phương thu hút vốn FDI cao thứ 2.
Trong đó, toàn tỉnh có 29 dự án cấp mới, tổng vốn đạt 1,65 tỷ USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn, giá trị hơn 217 triệu USD.
Trong kỳ báo cáo trước, tổng vốn FDI đăng ký của Quảng Ninh là 1,97 tỷ USD xếp sau TP.HCM là 2,1 tỷ USD. Với sự tăng trưởng ở tháng gần nhất, Quảng Ninh đã đẩy TP.HCM xuống vị trí thứ 3 với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư đạt hơn 2,28 tỷ USD.
Các địa phương xếp lần lượt phía sau về số thu hút vốn FDI năm nay lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương.
SỐ THU HÚT VỐN FDI 11 THÁNG NĂM 2024 CAO NHẤT 5 NĂM | ||||||
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư). | ||||||
Nhãn | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Vốn đăng ký | tỷ USD | 26.43 | 26.46 | 25.14 | 28.85 | 31.4 |
Vốn thực hiện | 17.2 | 17.1 | 19.68 | 20.25 | 21.68 |
Nếu xét về số dự án, TP.HCM vẫn đang dẫn đầu cả nước về số dự án mới (chiếm 42%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 15%) và mua phần vốn góp (chiếm 71%).
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá vốn đầu tư FDI hiện tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.
Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, Bắc Giang là các tỉnh, thành phố đáp ứng được các yếu tố kể trên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm gần 80% số dự án mới và gần 70% số vốn đầu tư của cả nước trong 11 tháng.
Cũng theo số liệu của Bộ KHĐT, trong 11 tháng năm nay, đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đăng ký gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29% và 54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàn Quốc đứng thứ 2 với vốn đăng ký đạt hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12%, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản…
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 11 tháng qua đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Nhật Bản đã chiếm gần 73% số dự án đầu tư mới và hơn 77% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu với hơn 20 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn đăng ký, nhưng đã giảm 9% so với cùng kỳ.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI với gần 5,63 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký, tăng 89%. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD.
"Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 11 tháng", Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ.
NHỮNG NGÀNH KINH TẾ THU HÚT NHIỀU VỐN FDI NHẤT NĂM NAY | ||||||
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư). | ||||||
Nhãn | Công nghiệp chế biến, chế tạo | Kinh doanh bất động sản | Bán buôn bán lẻ | Sản xuất, phân phối điện | Lĩnh vực khác | |
Số vốn đăng ký | Tỷ USD | 20 | 5.63 | 1.37 | 1.12 | 3.28 |
Cũng trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 151 dự án mới và 22 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 52%.
Dòng vốn Việt Nam đầu ra ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (34%); công nghiệp chế biến, chế tạo (18%); sản xuất phân phối điện (16%)...
Trong đó, các quốc gia ghi nhận dòng vốn đầu tư từ Việt Nam chảy vào nhiều nhất là Indonesia (23%); Lào (26,8%); Ấn Độ (15%)...
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
" alt=""/>Bắc Ninh, Quảng Ninh thành đầu tàu thu hút vốn FDI cả nước